11/02/2019 04:33:00 PM
Châu bản triều Nguyễn

Tháng 5/2014, Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 30/10/2017, Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa ngày 13 tháng 7 năm Đinh Dậu niên hiệu Minh Mạng thứ 18 (ngày 13/8/1837) 

Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính do các hoàng đế triều Nguyễn (1802-1945) ban hành trong quá trình quản lý nhà nước; nội dung phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện về các hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội dưới triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Đây là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lưu giữ được của vương triều phong kiến Việt Nam.

Khi vinh danh tài liệu Châu bản, UNESCO nhấn mạnh tài liệu Châu bản đã đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí của một Di sản tư liệu thế giới, đó là: ý nghĩa quốc tế, tính xác thực, độc đáo và quý hiếm.
Châu bản hiện còn lại hơn 773 tập tài liệu gốc tương đương khoảng 85.000 văn bản của 11/13 đời vua triều Nguyễn, gồm: các bản tấu sớ, sắc, dụ, chiếu, chỉ, tờ trình, sổ sách kê khai, văn bản ngoại giao... có bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế kèm theo dấu ấn của vương triều còn lưu giữ được tại Việt Nam. Đây cũng là số ít tài liệu trên thế giới lưu giữ được bút tích của các hoàng đế trên văn bản.

Tính độc đáo của Châu bản còn được thể hiện qua các hình thức ngự phê của nhà vua trên văn bản như: châu điểm, châu phê, châu khuyên, châu sổ, châu cải, châu mạt.

Châu bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ quốc ngữ trên giấy dó, loại giấy được làm thủ công từ vỏ cây dó, có đặc tính là bền dai, không nhòe, ít bị mối mọt, không bị giòn gẫy, không bị axít. Châu bản được viết tay bằng bút lông bởi loại mực được mài thủ công và được soạn thảo bởi các thư lại có khả năng văn chương và chữ viết đẹp.

Tuy là khối tài liệu quý hiếm, nhưng việc bảo tồn Châu bản triều Nguyễn trong nhiều năm qua còn hạn chế bởi những thách thức như: điều kiện tự nhiên (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm) tác động tiêu cực đến tình trạng vật lý của tài liệu, làm cho tài liệu bị mủn, giòn gãy, phai mực, bết dính…; cùng với đó, trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, nhiều đơn vị Châu bản triều Nguyễn đã bị thất lạc, hư hỏng.

Hiện nay, kho tư liệu gốc Châu bản được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I bảo quản trong môi trường kho lưu trữ chuyên dụng với sự hỗ trợ rất lớn về công nghệ và kỹ thuật của các nước tiên tiến. Trung tâm đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, áp dụng đầy đủ các hình thức để phát huy tối đa hiệu quả khai thác sử dụng đối với tài liệu Châu bản như: phục vụ độc giả nghiên cứu tại phòng đọc; với những độc giả ở xa, Trung tâm có thể cung cấp thông tin về tài liệu qua văn bản hoặc email.

Trung tâm đã tiến hành số hóa khối tài liệu này. Đây là việc làm phù hợp trong thời đại công nghệ số hiện nay, giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận, tra cứu tài liệu, thông tin được thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo các tài liệu gốc được bảo quản trong điều kiện tốt.

Pháp Lam (tổng hợp)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Ấm lòng xôi nếp củ mì
Người Sán Dìu ở Tuyên Quang giữ gìn điệu Soọng cô
Độc đáo Lễ hội Pồôn Pôông của người dân tộc Mường ở Thanh Hóa
Làng nghề chằm nón lá Long Hồ - giữ hồn văn hóa làng quê
Ngọt thanh mướp xào nấm rơm
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang