27/12/2018 09:25:00 AM
Canh loóng chuối - món ngon của người Mường

Người Mường có nhiều món ăn đậm đà dư vị được chế biến từ các loại cây lá trên rừng, bên ven suối hay trong vườn nhà như chả cuốn lá bưởi, rau đồ, canh lá nồm, cá lam... Trong đó, món canh loóng chuối là món ăn đặc sắc không thể thiếu được không chỉ trong bữa ăn hằng ngày mà còn hiện diện trong mâm cỗ lễ tết của người Mường.

 Canh loóng là món ăn đậm đà bản sắc dân tộc Mường vùng Tây Bắc

Món canh loóng rất dễ chế biến và rất đơn giản về mặt nguyên liệu chứ không cầu kỳ như nhiều món ăn khác. Để chế biến được món ăn này, người Mường chuẩn bị các nguyên liệu, gia giảm như thân cây chuối gòng không quá non cũng không quá già, xương hoặc chân giò lợn mán, lá lốt, lá tía tô hái trên rừng hoặc trong vườn nhà, hạt dổi. Tất cả các nguyên liệu này đều dễ kiếm, đồng bào tự làm được, không phải đi mua, kể cả xương lợn mán cũng nuôi được nên rất tươi ngon.

Khi chặt chuối, phải chọn giống chuối gòng thân cao, trắng, không chát, lấy đoạn giữa, bỏ đi phần ngọn và phần gốc. Chuối chặt về, bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài để lấy nguyên phần lõi non có màu trắng, mềm, vị ngọt mát. Dùng dao thái lát mỏng từng miếng rồi cho vào chậu ngâm nước lã để chuối tiết ra nhựa và giữ được màu trắng. Ở các bản Mường, giống chuối gòng được trồng ở vườn nhà, ven suối, bìa rừng rất nhiều.

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, xương lợn mán được ninh nhừ, chủ yếu để lấy nước nấu canh. Khi xương lợn đã mềm, loóng chuối được vớt ra, để ráo nước rồi cho vào nồi, dùng đũa đảo đều sau đó đậy kín vung, ninh tiếp khoảng 30 phút là được. Trước khi bắc nồi canh xuống, cho lá lốt đã thái nhỏ cùng hạt dổi vào rồi đảo đều, nêm vừa muối và múc ra bát để thưởng thức.

Canh loóng khi nấu xong có màu trắng ngần của loóng chuối, màu xanh của lá lốt, màu tím của tía tô, màu lấm chấm đen của hạt dổi giã mịn. Tất cả hòa quyện làm nên bát canh đậm đà sắc màu dân tộc Mường. Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm ngọt và giòn của loóng chuối, vị thơm của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Nếu lần đầu thưởng thức, người ăn sẽ thấy rất lạ miệng và hấp dẫn.

Đồng bào Mường vùng Tây Bắc nấu canh loóng ăn hằng ngày như một món ăn rất bình dị, đơn sơ nhưng đậm đà dư vị. Canh loóng còn được đồng bào xem là một vị thuốc tốt cho sức khỏe con người. Từ bản thân các nguyên liệu như cây chuối, lá lốt, tía tô, hạt dổi, canh loóng giúp cơ thể được giải độc, tốt cho đại tràng, tiêu hóa, giải cảm, chống viêm nhiễm, giúp cầm máu...

Những dịp cưới hỏi, tết, người Mường cũng nấu canh loóng và trong mâm cơm dâng cúng thần linh, tổ tiên không thể thiếu món canh loóng như một sự tri ân của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Theo baodaklak.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Ngọt thơm chuối ép xứ Tiên (25/12/2018)
  • Cơm hấp lá sen (20/12/2018)
  • Đượm thơm vị nén xứ Quảng (13/12/2018)
  • Lên Lạng Sơn thưởng thức bánh ngải người Tày (06/12/2018)
  • Bánh cuốn ngọt miền Tây (04/12/2018)
  • Món cá "hóa thạch" thơm phức (29/11/2018)
  • Nhớ vườn rau của mẹ (27/11/2018)
  • Bông súng chấm với mắm kho (22/11/2018)
  • Đậm đà cao lầu Bá Lễ (20/11/2018)
  • Rêu mọc trên đá - Món đặc sản của người Tày ở Hà Giang (15/11/2018)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang