06/11/2021 04:50:00 PM
Bánh đúc làng Dòng - Món quà quê đậm vị đất Tổ

Bánh đúc nhân lạc làng Dòng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) là món đặc sản truyền thống, ghi được dấu ấn sâu đậm bởi hương vị thơm ngon, thấm đượm hồn quê Phú Thọ.

 Đĩa bánh đúc thơm ngon, hấp dẫn

Nghề làm bánh đúc gia truyền làng Dòng đã có từ lâu đời, được nhiều người biết tới. Nguyên liệu làm bánh đúc rất đơn giản gồm: gạo tẻ, lạc, nước nẳng..., nhưng để bánh ngon, giòn thì phải chọn lạc ta, nước nẳng được pha chế từ gio than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, và chọn gạo tẻ ngon, thơm, dẻo.

Quan trọng nhất khi làm bánh đúc là khâu nấu bánh và khuấy bánh, đòi hỏi người nấu bánh phải khéo léo để cho ra những mẻ bánh thơm ngon, chuẩn vị. Trước khi nấu người ta phải chuẩn bị một cái nồi lớn đã được tráng mỡ, sau đó đổ bột gạo hòa nước nẳng vào. Tiếp đến, bắc nồi lên bếp chỉnh lửa vừa và lấy một đôi đũa lớn quấy liên tục đều tay để bột không bị vón, bị khê hay sát nồi. Bếp lửa nấu bánh phải nhỏ và đều thì bánh mới chín, lúc đánh lên thả xuống bánh róc đũa là được. Bánh chín mới cho lạc vào quấy đều rồi đổ ra mẹt trải sẵn lá chuối tươi khi bánh còn đang nóng. Bánh đúc đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng ngần tự nhiên, trông bề mặt của bánh mịn, mỏng và bóng; khi ăn cảm nhận vị ngậy mà không béo của bánh, vị bùi của lạc và thoang thoảng vị nồng của nước nẳng.

 Bánh đúc sau khi chín được đổ ra mẹt có trải lá chuối

Thưởng thức bánh đúc làng Dòng có thể cắt miếng nhỏ ăn kèm cá kho, thịt kho, hay chấm với tương, nước mắm chanh ớt, mắm tôm, hoặc thưởng thức cùng mật ong, mật mía... Nhưng sự kết hợp của bánh đúc làng Dòng với tương luôn mang lại hương vị hấp dẫn nhất.

Người dân làng Dòng trước đây thường làm bánh đúc vào lúc nông nhàn, nhất là những dịp lễ, tết như: Tết Đoan Ngọ, Tết Vu Lan báo hiếu… Ngày nay, tại các phiên chợ quê ở Lâm Thao, bánh đúc làng Dòng được bày bán như một thức quà quê đơn sơ mà bình dị. Bên cạnh đó, bánh đúc làng Dòng cũng được bày bán tại một số cửa hàng, siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Nội… nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của tất cả ngưi dân.

Bích Ngọc/ Tạp chí Du lịch

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Chờ những tiếng rao trưa (04/11/2021)
  • Canh cải rô đồng (26/10/2021)
  • Rau lồng đèn, dư vị khó quên (21/10/2021)
  • Những mùa đậu phộng ngày thơ (19/10/2021)
  • Vị quê dân dã (15/10/2021)
  • Thưởng thức món nem lụi chuẩn Huế (12/10/2021)
  • Cá mòi khô chiên giòn (06/10/2021)
  • Tây Bắc mùa quả núc nác (29/09/2021)
  • Mắm cà - món ngon lưu dấu tuổi thơ tôi (21/09/2021)
  • Nhớ món bánh bèo Cù Lao Chàm (16/09/2021)
Các tin khác
  • Canh khoai mỡ lá gừng non (29/03/2023)
  • Cá ngừ kho thịt (22/03/2023)
  • Giản dị bánh tét tro (15/03/2023)
  • Canh cá rô đồng nấu cải (09/03/2023)
  • Dân dã bánh ít trắng (01/03/2023)
  • Mùi cá mặn (22/02/2023)
  • Cao lầu phố Hội (15/02/2023)
  • Tép đồng xào khế (08/02/2023)
  • Thịt heo bó (02/02/2023)
  • Thịt bò nướng ống tre (30/01/2023)

Video

Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN
Cá ngừ kho thịt
Vui đón Lễ hội Ramưwan ở Ninh Thuận
Canh khoai mỡ lá gừng non
Nghề Đậu bạc làng Định Công
Nghi thức cúng Thần rừng của người Jrai: Giữ rừng thêm xanh
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang