Bài 15. Dịch vụ – Sửa chữa

I. Hội thoại:  

(Một sinh viên nước ngoài nói chuyện với người quản lý ký túc xá)

 SINH VIÊN:

- Anh làm ơn gọi giúp tôi người sửa chữa điện thoại. Máy điện thoại phòng tôi, hôm qua thợ đã sửa rồi mà bây giờ vẫn chưa dùng được. Nhấc máy lên thì có tín hiệu nhưng cứ bấm máy xong là mất tín hiệu, không sao liên lạc được.

QUẢN LÝ:

- Lạ nhỉ? Nơi khác gọi đến thì thế nào?

 SINH VIÊN:

- Gọi đến thì vẫn được, nhưng chẳng thể gọi đi được. Hôm qua trước khi chữa, thỉnh thoảng tôi vẫn gọi được nhưng đến hôm nay thì không thể gọi được. Tôi không biết báo cho ai và ở đâu. Còn vài ngày nữa là tôi về nước, nhiều việc quá mà điện thoại lại hỏng thế này. Xin anh làm ơn báo họ đến sửa giúp.

QUẢN LÝ:

- Nhưng anh phải ở nhà đấy? Hôm qua họ đến đây những mấy lần, lần thứ ba mới gặp anh ở nhà. Mà bây giờ mới bảy giờ sáng, bảy rưỡi họ mới làm việc, lúc đó tôi sẽ gọi họ đến ngay.

 SINH VIÊN:

- Vâng, xin anh cố gắng gọi ngay giúp tôi càng sớm càng tốt. Cám ơn anh nhiều.

QUẢN LÝ:

- Không có gì anh ạ. Đây là nhiệm vụ của tôi mà!

*

*          *


TỔNG ĐÀI:


- A lô, tổng đài 119 xin nghe ạ!

NGƯỜI GỌI:

- Dạ, tôi ở số máy 8691241, máy của tôi từ hôm qua đã có tiếng ''lẹt xẹt'' khi gọi, mà cứ gọi khoảng độ 1 - 2 phút sau là mất tín hiệu. Chị làm ơn cho thợ đến chữa giúp ạ!

TỔNG ĐÀI:

-Vâng, nhưng bây giờ thợ đi chữa máy cả rồi, khoảng 1 tiếng nữa họ mới đến chỗ anh được. Anh đợi nhé.

NGƯỜI GỌI:

- Vâng, cám ơn chị.

*

*          *

NAM:

- Cái máy ghi âm này của tôi, tôi không dùng được từ hôm qua rồi, anh làm ơn xem giúp ạ.

THỢ:

- Anh chờ một lát, tôi xem đã. (Mở máy ra xem) Điện vẫn vào nhưng bộ phận quay băng không quay, có lẽ nó hỏng rồi.

NAM:

- À, hôm qua tôi làm rối một cuộn băng trong máy, gỡ mãi mới được. Nó rối và đứt tung, tôi phải gỡ từng mảnh một.

THỢ:

- Có lẽ nó bị hỏng vì thế. Thôi được rồi, để đây tôi xem cho, khoảng 2, 3 ngày nữa anh quay lại nhé!

NAM:

- Nhanh hơn được không ạ? Tôi phải dùng hàng ngày, nếu không có nó thì tôi sẽ không học được.

THỢ:

- Tôi còn nhiều việc lắm, nhưng thôi, tôi sẽ làm ngay cho anh, mai anh đến lấy.

NAM:

- Vâng, cám ơn anh.

 

Bảng từ

sửa chữa
nhấc máy
bấm máy
tín hiệu
liên lạc
hỏng
nhiệm vụ
tổng đài 119
tiếng lẹt xẹt

mất tín hiệu
máy ghi âm
mở máy
quay băng
rối
cuộn băng
gỡ
đứt
mảnh

II. Chú thích ngữ pháp:

1. Khoảng, độ, chừng:

Các từ này đều được dùng để biểu thị một con số không chính xác. Chúng có thể được dùng riêng lẻ.

Ví dụ:

- Hồ này sâu khoảng 10 m.

- Em trai tôi nặng độ 60 kg.

- Chừng 8 giờ chị ấy sẽ đến.

Chúng cũng có thể kết hợp với nhau theo các cặp: khoảng độ, khoảng chừng, độ chừng, chừng độ, chừng khoảng...

Ví dụ:

- Cơn mưa kéo dài khoảng độ 2 tiếng.

- Anh ấy đi công tác khoảng chừng nửa tháng rồi.

2. Những + số từ:

Khi đứng trước số từ, từ những được dùng để nhấn mạnh: số lượng đó là nhiều.

Ví dụ:

- Hè này, chúng tôi được nghỉ những 3 tháng.

- Hôm nay, cô giáo cho những 12 bài tập.

3. Cứ ... là ...

Cứ..........A      là...........B
điều kiện         kết quả

- Kết cấu này được dùng để biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả giữa hai vế A và B. Đây là mối quan hệ xảy ra thường xuyên, có tính qui luật.

Mẫu:

Cứ + từ chỉ thời gian + là+ chủ ngữ + động từ

Ví dụ:

- Cứ mùa xuân hoa nở

- Cứ 12 giờ chúng tôi ăn trưa.

Mẫu:

Chủ ngữ + cứ + động từ 1+ + động từ 2

Ví dụ:

- Ông Ba cứ uống rượu nói nhiều.

- Tôi cứ đọc sách buồn ngủ.

Mẫu:

Chủ ngữ1 + cứ + động từ1 + là + chủ ngữ2 + động từ2

Ví dụ:

- Trời cứ  mưa to đường ngập.

- Chồng cứ hút thuốc lá vợ ho.

4. Còn:

Từ còn kết hợp với số từ biểu hiện ý nghĩa: những thứ cuối cùng, những thứ còn lại.

Ví dụ:

- Còn 5 ngày nữa, anh ấy sẽ về nước.

- Trong ví cô ấy còn 50.000 đồng

5. A, lại B:

Trong kết cấu này, từ lại dùng để nhấn mạnh B trái ngược với A.

Mẫu:

Chủ ngữ

+ động từ1

    tính từ1

+ (nhưng)

+ lại

+ động từ2

    tính từ2

Ví dụ:

- Anh ấy nói là đến nhưng lại ngồi ở nhà.

- Cô ấy trước đây rất béo, nhưng bây giờ lại gầy.

Mẫu:

Chủ ngữ1

+ động từ1

+ tính từ1

+ (nhưng)

+ chủ ngữ2

+ lại

+ động từ2

+ tính từ2

Ví dụ:

- Mẹ cô ấy đẹp, cô ấy lại xấu.

- Tôi cần đi ngay, nhưng xe máy lại hỏng.

6. Mới:

a. Mới + từ chỉ thời gian

Kết cấu này biểu thị: thời gian đó là sớm.

Ví dụ:

- Mới 7 giờ, họ chưa đến đâu.

- Bây giờ mới tháng 4 mà trời đã nóng.

b. Từ chỉ thời gian + mới + động từ

Kết cấu này biểu thị : điều kiện thời gian.

Ví dụ:

- 8 giờ họ mới bắt đầu làm việc.

- Tháng sau anh ấy mới về.

7. Từng + danh từ + một

Kết cấu này biểu thị hành động được thực hiện lần lượt, hết việc này đến việc khác, hết người này đến người khác.

Ví dụ:

- Anh ấy làm từng bài tập một.

- Từng người một đi vào phòng.

III. Bài luyện:

1. Hoàn thành hội thoại sau:

- Alô, tổng đài 119 ............... ạ!

- Dạ, thưa chị, điện thoại của tôi bỗng nhiên bị mất ..............

- Chị làm ơn cho thợ đến ........... giúp ạ!

- Vâng, nhưng .........................?

- Dạ, số máy 8.260811 ạ!

- Anh có thể cho biết ............... được không ạ!

- Vâng tôi ............... 57 Hai Bà Trưng ạ.

- Chúng tôi sẽ cho người đến chữa ngay bây giờ

- .......................!

2. Dùng ''chừng, khoảng, độ'' để đặt câu với các từ sau đây:

đi bộ
ăn
viết
làm
Sài Gòn - Hà Nội
Hà Nội - Seoul

4 km
vài quả táo
20 trang
dăm bài tập
1.700km
tám tiếng

3. Thêm ''những'' vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a. Tôi chỉ làm 3 bài tập, cô ấy làm 6 bài.

b. Ba tháng nữa anh ấy mới về nước.

c. Ông ấy chạy mỗi ngày 6 km, tôi chẳng chạy được một km nào.

d. Cứ mua 10 lọ dầu gội đầu là được tặng thêm 2 lọ nữa,

e. Tôi đã đợi 30 phút mà anh ấy vẫn chưa đến.

4. Dùng ''cứ ... ...'' liên kết các từ hoặc nhóm từ sau thành câu:

a. Mùa hè. Mưa nhiều.

b. Chị ấy đi. Anh ấy đến.

c. Nó hát. Tôi bịt tai.

d. Cô giáo hỏi. Anh ấy đỏ mặt.

e. Mẹ tôi mắng. Chị ấy khóc.

f. Anh ấy uống rượu. Hai vợ chồng cãi nhau.

5. Thêm “còn” vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a. Hai tháng ở Việt Nam, anh ấy phải tranh thủ học tiếng Việt.

b. Tôi chỉ 5 ngày nữa để học thi nên mỗi ngày tôi học đến 10 tiếng.

c. Anh ấy làm gần hết rồi, 2 bài nữa thôi.

d. Chỉ cái bút cuối cùng, em phải viết tiết kiệm.

e. Hai cái bánh nó đã ăn rồi, chẳng có gì để ăn nữa đâu.

6. Dùng từ “lại” để đặt câu với các cặp từ dưới đây:

Mẫu: Nam rất dễ tính, em trai của Nam lại khó tính:

A

B

a. thông minh
b. học bài
c. ngủ
d. rộng
e. nóng
f. nhanh hiểu
g. ngon
h. mẹ bảo con đi mua muối

ngốc nghếch
xem TV
nói chuyện
hẹp
rét
chậm hiểu
dở
con đi mua mước mắm

7. Xác định nghĩa của từ “mới” trong các câu sau theo qui ước:

(Nghĩa = N)

- N1: hành động vừa xảy ra trong quá khứ, rất gần hiện tại.

Ví dụ: Cô ấy mới lập gia đình.

- N2: kết quả của một điều kiện.

Ví dụ: Con ngoan thì mẹ mới vui.

- N3: còn sớm (về thời gian), còn ít (về số lượng)

Ví dụ: Mới 8 giờ đã đi ngủ.

N 4 : hành động thứ hai xảy ra sau một thời gian dài thực hiện hành động thứ nhất.

Ví dụ : Cô giáo giảng mãi nó mới hiểu.

 

N1   N2    N3    N4

a. Anh tôi mới lấy vợ.

b: Có chăm thì mới giỏi được.

c Tôi viết mãi mới xong bài này.

d. Mới đầu mùa hè mà đã nóng phát khiếp.

e. Biết bao giờ tôi mới học xong tiếng Việt?

f. Mới 6 giờ sáng mà trời đã nắng.

g. Ngày mai tôi mới biết kết quả thi.

h. Anh ấy mới đi bộ 1 km mà đã bở hơi tai.

i. Cô ấy mới mổ ruột thừa nên còn yếu.

j. Ngày mai anh ấy mới về.

k. Tôi đọc mãi mới xong quyển sách này.

l. Mới 4 giờ sáng mà đã có người bán bánh mì rồi.

m. Sao đã lạnh thế nhỉ? Bây giờ mới tháng mười.

n. Tôi mới mua được quyển từ điển này đấy?

o. Cô ấy đợi mãi anh ấy mới đến.

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

....    ....     ....     .... 


....    ....     ....     ....


....    ....     ....     ....

....    ....     ....     ....

8. Thêm “mới'' vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a. Ba tháng nữa anh ấy về.

b. 8 giờ 30' chúng tôi vào học.

c Anh đi sớm thế, bây giờ là 5 giờ.

d. Bây giờ tôi biết thì đã muộn rồi.

e. Hai tiếng nữa máy bay cất cánh.

f. Mười giờ thợ chữa điện thoại đến.

IV. Bài đọc:

Xích lô ở Hà Nội

Cứ đến Hà Nội hoặc các thành phố lớn khác ở Việt Nam là bạn có thể thấy ngay những chiếc xích lô trên đường phố. Đây là một phương tiện chở khách rất phổ biến. Ở Hà Nội, xích lô xuất hiện vào khoảng đầu những năm 30 của thế kỷ XX. So với ô tô, xe máy, xích lô thô sơ hơn rất nhiều, hoàn toàn dùng sức người.

Ở Châu Á, có nhiều loại xích lô khác nhau. Xích lô ở Trung Quốc, người đạp xe ngồi phía trước, thùng xe chở khách ở phía sau. Ở SingaporeMalaysia, người đạp xe ngồi bên cạnh thùng xe chở khách. Còn ở Việt Nam, xe xích lô có vẻ tôn trọng khách hơn, vì vị trí của người đạp xe ở phía sau. Đi xích lô ở Việt Nam, bạn không bị khó chịu vì tư thế ngồi đôi lúc vất vả của người đạp xe và không bị chắn tầm nhìn như ở Bắc Kinh, Thượng Hải.

Xe xích lô nhỏ, có ba bánh, thùng xe rộng khoảng 60 cm, chỉ đủ chỗ cho một người ngồi. Xích lô là một phương tiện đi lại rất tuyệt nếu bạn muốn đi dạo phố hay mua sắm hàng hoá, đi tham quan thắng cảnh hay đi đâu mà không cần vội vã. Xe xích lô ở Hà Nội hiện nay đã được người ta chú ý trang trí cho đẹp mắt và sạch sẽ. Thùng xe, chắn bùn, gọng xe che nắng làm bằng kim loại sáng bóng. Mui xe bằng vải có tua vàng, trông giống như cái lọng của vua chúa. Khách sạn Pullman Metropole có một đội xe xích lô rất đẹp sẵn sàng phục vụ với giá phải chăng. Nếu muốn bình dân hơn, bạn có thể đứng bên đường, gọi một chiếc xe xích lô tình cờ đi qua. Bạn có thể trả tiền theo hai cách tính: tính khoảng cách hoặc tính thời gian. Nói chung bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 14.000 đồng (1USD) cho một giờ thuê xe hoặc khoảng chừng 2.000 đồng cho một km.

Ngồi trên xe xích lô, với tốc độ không quá 10 km/giờ, bạn có thể ngắm nhìn cảnh đường phố xung quanh, thú vị hơn nhiều khi ''bị nhốt” trong xe taxi. Ngồi xích lô, bạn được ngửi mùi thức ăn thơm lừng của các hàng ăn trong khu phố cổ. Với sự chỉ dẫn của bạn bè hoặc sự giúp đỡ của người đạp xe, bạn có thể chọn cho mình một nhà hàng vừa ý. Đi xích lô, bạn có thể dừng xe bất cứ lúc nào để gặp gỡ người dân thường, đi tìm hiểu những điều mà bạn quan tâm. Nếu bạn thuê xe theo giờ, bạn cứ thoải mái đi theo công việc của mình, người đạp xe sẽ vui vẻ chờ bạn. Thậm chí bạn có thể thấy ở người đạp xe một hướng dẫn viên du lịch xuất sắc.

Chiếc xích lô, một phương tiện đi lại thô sơ, sẽ đem đến cho bạn nhiều điều thú vị.

Bảng từ

phương tiện
phổ biến
thô sơ
sức người
thùng xe
khó chịu
tư thế
chắn
tầm nhìn
bánh
trang trí
chắn bùn

gọng xe che nắng
kim loại
sáng bóng
tua
mui
lọng
giá phải chăng
tình cờ
bị nhốt
thơm lừng
dân thường

V. Bài tập:

1. Dựa vào bài đọc, hãy cho biết những thông tin dưới đây đúng hay sai:

a. Xích lô là một phương tiện chở khách thô sơ.

b. Xích lô xuất hiện ở Hà Nội từ những năm 30 của thế kỷ XX.

c. Xích lô ở Việt Nam, khách ngồi sau người đạp xích lô.

d. Ở Trung Quốc, người đạp xích lô ngồi phía trước.

e. Ưu điểm của xe xích lô Việt Nam là bạn có thể nhìn đường thoải mái.

g. Bánh xe xích lô rộng khoảng 60 cm.

h. Ba người có thể ngồi trên một chiếc xích lô.

i. Khi có việc gấp thì nên đi xích lô.

k. Xe xích lô Hà Nội trước kia xấu hơn bây giờ.

l. Mui xe làm bằng kim loại.

m. Tốc độ của xe xích lô là dưới 10 km/ giờ.

2. Trả lời những câu hỏi về bài đọc:

a. Tại sao người ta nói: xích lô là một phương tiện thô sơ?

b. Xích lô ở Việt Nam, Trung Quốc, SingaporeMalaysia khác nhau thế nào?

c. Ưu điểm của xích lô Việt Nam là gì?

d. Các bộ phận chủ yếu của một chiếc xích lô?

e. Hiện nay xích lô Hà Nội được trang trí như thế nào?

g. ''Đi xích lô bình dân'' nghĩa là thế nào?

h. Anh / chị có biết cách trả tiền khi đi xích lô không?

i. So với khi đi taxi, đi xe xích lô có những thuận lợi gì?

k. Người đạp xích lô có thể giúp đỡ khách như thế nào?

3. Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu đúng:

a. đến Việt Nam / anh ấy / 3 lần / đi du lịch / mới / một tháng / đã / mà. 

b. đi ngủ / 7 giờ tối / mà / mới / bà ấy / đã.

c. lại / béo / gầy / thì / bố / con.

d. nữa / anh ấy / 2 năm / về nước / mới.

e. cũ / đã / quyển sách / bìa / này.

4. Chọn câu trả lời đúng:

a. Từ nhà tôi đến trường ................... hơn 5 km.

A. thôi

C. chỉ

B. khoảng

D. B & C đúng

b. Ông ấy thông thạo .................. bảy ngoại ngữ.

A. những

C. thôi

B. chỉ

D. mỗi

c. Tôi ăn hết .................... một quả dưa hấu.

A. cả

C. tất cả

B. những

D. A & B đúng

d. Căn hộ thì hẹp, nhà tôi ................. đông người.

A. lắm

C. những

B. lại

D. còn

e. Bao nhiêu người ................. mang được cái tủ lên gác.

A. thì

C. có

B. chỉ

D. mới

f. Anh ấy nhấn mạnh .............. từ một.

A. các

C. mọi

B. từng

D. những

5. Điền các từ dưới đây vào chỗ trống cho thích hợp

mãi

khoảng chừng

bỏ

bác sĩ

từng ... một

tại sao

những

cứ

Một người đàn ông bước (1) .............. bậc .............. lên cầu thang. Đến tầng năm, ông ta (2) .............. cửa mạnh và gọi rất to. (3) .............. một lúc sau, cửa mới mở. Ông ta chạy vào và hỏi ngay :

- Thưa bác sĩ, bác sĩ làm ơn giúp tôi. Tôi bị viêm phổi (4)........ hai năm rồi, khổ lắm, (5) ...................... mùa đông là tôi khó thở, tôi phải làm gì bây giờ?

Người đàn ông trong nhà nói :

- Ông phải tập thể dục mỗi ngày (6) .............. nửa giờ, ăn ít thôi, ông nên (7) .............. thuốc lá, và điều quan trọng nhất là phải đeo kính vào.

- Đeo kính? Mắt tôi còn tốt, (8) .............. phải đeo kính?

- Tôi bảo ông phải đeo kính là vì (9) .............. ở tầng dưới, còn tôi là thợ chữa giày.

6. Nếu điện trong phòng anh / chị bỗng nhiên bị mất, anh / chỉ phải gọi thợ điện chữa, anh / chị sẽ nói như thếnào? Hãy viết một đoạn hội thoại giữa anh / chị và thợ điện.