Quy định mới về vấn đề đăng ký xác định quốc tịch

* Trả lời:

1. Quy định mới về vấn đề đăng ký xác định quốc tịch:

Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2014 đã bãi bỏ chế định về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thay vào đó là những quy định về đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam, Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam), nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định (sau đây gọi là Người yêu cầu xác định quốc tịch).

Quy định về đăng ký giữ quốc tịch và việc không đăng ký giữ quốc tịch là một trong các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam cũng bị bãi bỏ theo quy định tại Luật quốc tịch sửa đổi, bổ sung 2014.

(Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2014; khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/12/2014 (“Nghị định 97/2014/NĐ-CP”)

2. Đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam:

Theo những quy định mới về vấn đề quốc tịch mà chúng tôi đề cập Mục 1 nêu trên, bạn không còn phải thực hiện thủ tục đăng ký giữ quốc tịch nữa, thay vào đó,  bạn sẽ thực hiện thủ tục xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam (nếu có nhu cầu).

- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam (“Cơ quan đại diện”) ở nước ngoài, nơi bạn đang thường trú (tức ở Mỹ).

(Khoản 2 Điều 18 Nghị định 78/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 97/2014/NĐ-CP (“Nghị định 78/2009/NĐ-CP”).

* Trình tự, thủ tục đăng ký xác định quốc tịch Việt Nam:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Ngh định 78/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2014/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

-          “Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam” theo mẫu (ban hành kèm theo Nghị định này), kèm theo 4 ảnh 4 cm x 6 cm chụp chưa quá 6 tháng;

-          Bản sao một trong các giấy tờ về chứng minh nhân thân như giấy tờ tùy thân, thẻ căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh về nhân thân;

-          Bản sao một trong các giấy tờ sau: (1) Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước 01/7/2009, trong đó ghi rõ quốc tịch Việt Nam  hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam; (2) Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30/4/1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh quốc tịch, Bộ Ngoại giao gửi văn bản cho Bộ Công an hoặc Bộ Tư pháp đề nghị xác minh, tra cứu. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công an, Bộ Tư pháp sẽ tiến hành xác minh, tra cứu và trả lời kết quả cho Bộ Ngoại giao. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp về kết quả xác minh, tra cứu, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản kết quả xác minh, tra cứu cho Cơ quan đại diện để hoàn tất việc xác định có hay không có quốc tịch Việt Nam.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, 
Thanh Xuân, Hà Nộ
i