Khèn trong văn hóa của người Mông ở Mù Cang Chải

Người Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) biểu diễn múa khèn. Ảnh: Tuấn Anh 

Lúc vui, lúc buồn, họ đều mang khèn ra thổi, gửi gắm vào tiếng khèn tình cảm của riêng mình. Chiếc khèn còn là bạn đường chung thủy mỗi khi họ xuống chợ, đi rừng, lên nương. Cũng nhờ tiếng khèn, biết bao đôi trai gái người Mông trên mảnh đất vùng cao này đã nên vợ, nên chồng.

 Để làm được một chiếc khèn đẹp và có tiếng hay đòi hỏi kỹ thuật chế tác rất cầu kỳ và lựa chọn kỹ lưỡng từng nguyên liệu. Ảnh: Tuấn Anh

Người Mông ở Mù Cang Chải thường biểu diễn khèn đơn, khèn đôi hoặc khèn tập thể. Biểu diễn khèn không đơn thuần chỉ là thổi mà còn phải biết kết hợp với múa. Động tác múa khèn cũng rất phong phú và đa dạng như múa nhảy đưa chân, quay tại chỗ, lăn nghiêng... Việc kết hợp giữa thổi và múa khèn đòi hỏi họ phải có sức khỏe, kỹ thuật biểu diễn.

 Nghệ nhân chế tác khèn Mông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ảnh: Tuấn Anh

 Nghệ nhân chế tác khèn Mông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hướng dẫn con cháu phương pháp biểu diễn khèn Mông. Ảnh: Tuấn Anh

Người Mông ở Mù Cang Chải thường biểu diễn khèn đơn, khèn đôi hoặc khèn tập thể. Biểu diễn khèn không đơn thuần chỉ là thổi mà còn phải biết kết hợp với múa. Động tác múa khèn cũng rất phong phú và đa dạng như múa nhảy đưa chân, quay tại chỗ, lăn nghiêng... Việc kết hợp giữa thổi và múa khèn đòi hỏi họ phải có sức khỏe, kỹ thuật biểu diễn.

Nếu ai có dịp đến vùng cao Tây Bắc, hãy tới Mù Cang Chải để được một lần lắng nghe tiếng khèn và cùng trải nghiệm cuộc sống người Mông nơi đây.

Văn Tuấn – Tuấn Anh/ dantocmiennui.vn