Tết trong dịp kỷ niệm 100 năm phong trào Việt kiều tại Pháp

 

Năm mới của bà con Việt kiều chúng tôi ở Pháp còn được gọi là “Lễ hội mùa Xuân” hay “Ngày Tết đầu năm”. Lễ hội Tết Kỷ Hợi năm nay của Hội người Việt Nam tại Pháp (HNVNTP) sẽ diễn ra tại Paris, Pavillon Baltard, 12 Avenue Victor Hugo, 94130 Nogent sur Marne, bắt đầu từ 14h ngày 9/2/2019 (mùng 5 Âm lịch), và kéo dài đến 1h sáng hôm sau với chương trình tưng bừng.

Lễ hội cũng được tổ chức tại các thành phố khác của Pháp để cộng đồng người Việt cùng tham gia nhân kỷ niệm 100 năm phong trào Việt kiều, như tại Lyon, Grenoble, Nantes, Vannes, Strasbourg, Toulouse hoặc Marseille. Sự kiện không những là nơi gặp gỡ quen thuộc của nhiều thế hệ, là nơi để cả gia đình cùng đi trẩy hội đầu Xuân, để cộng đồng cùng kết nối với nhau, mở rộng giao lưu với hội đoàn, ban tổ chức sự kiện cũng như với nhiều doanh nghiệp, mà đặc biệt hơn cả, đây là dấu mốc của 100 năm phong trào Việt kiều và HNVNTP.

Phong tục của người Việt Nam tại Pháp

Các lễ hội của ngày Tết thường diễn ra trong 3 ngày đầu tiên. Ngày đầu là một bữa cơm, được gọi là “bữa ăn đầu năm”. Ngoài các món ăn, còn có kẹo trái cây và các loại đồ ngọt khác. Biểu tượng của bữa tiệc này là bánh chưng (Hà Nội) và bánh tét (Sài Gòn). Bánh làm từ gạo nếp, thịt và đậu xanh, được gói bằng lá dong (hoặc lá chuối). Mỗi khi Tết đến Xuân về, người Việt dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền. Nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi cạnh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.

Trong ẩm thực ngày Tết của người Việt tại Pháp cũng không thể thiếu mâm quả trên bàn thờ tổ tiên. Phong tục này có một số biến thể. Ở miền Nam là mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây (đu đủ, xoài, dừa, dứa và bưởi), trong khi ở một số nơi khác có thể là 4 loại quả. Tuy nhiên, sự thống nhất của các phong tục này là rõ ràng, đó là tên của các loại trái cây có thể tạo thành một thông điệp nói lên mong muốn của gia chủ. Ví dụ: nếu là 4 loại trái cây sau đây, táo-quế (mạc cầu - cầu, cầu nguyện), dừa (gần với vừa), đu đủ (gan cốt - đủ: đủ), xoài (gần với xài: để chi tiêu), người ta có thể nói là Cầu Dừa Đủ Xoài, câu này gần với ngữ âm của “Cầu vừa đủ xài”, nói cách khác: “Xin cầu nguyện là có đủ để chi tiêu”.

Sự liên kết giữa các thế hệ

Mùng Một tết cha
Mùng Hai tết mẹ
Mùng Ba tết thầy!

Mùng Một và Mùng Hai Tết thường được dành cho gia đình. Vào ngày đầu tiên của Tết, sau khi thờ cúng tổ tiên, cảnh thường thấy trong mỗi gia đình là cả nhà mấy thế hệ quây quần bên nhau, ông bà ngồi trang trọng trước con cháu, các con cháu mặc quần áo mới, chúc thọ đến ông bà, ông bà cũng trao cho họ những lời chúc và món quà nhỏ là những phong bao lì xì màu đỏ với chút tiền lẻ may mắn đầu năm.

Ngày Mùng Ba Tết được dành cho bạn bè và người quen. Mọi người đi chúc Tết lẫn nhau hoặc nhắn tin, gửi thiệp chúc mừng đến những người ở xa.  

Đi lễ chùa đầu năm cũng là một phong tục đẹp được nhiều người chú trọng.

Những phong tục này vẫn giữ được tính truyền thống. Việc thờ cúng tổ tiên vẫn tiếp tục trong hiện tại, là nghi lễ quan trọng gắn kết gia đình.

***

Ở Pháp, báo chí và truyền hình có nói về sự kiện năm mới của người Việt và 100 năm phong trào Việt kiều của Hội NVNTP. Còn đối với chúng tôi, phong trào NVNTP như một liên minh của quá khứ - hiện tại - tương lai, giữa các thế hệ đã từng sát cánh bên nhau trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập và tự do cho Tổ quốc Việt Nam, và bây giờ tiếp tục gắn kết để phát triển một cộng đồng người Việt Nam tại Pháp phát triển và không quên cội nguồn.

 Ts Nguyễn Đắc Như Mai (Pháp)
Chủ tịch Hiệp hội khuyến khích phụ nữ Việt Nam làm khoa học