Công dụng của lạc trong mùa đông nhiều thế này mà bỏ qua thì thật đáng tiếc

 Lạc là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất.

Củ lạc hay còn gọi là đậu phộng (cách gọi trong miền Nam) là món ăn ưa thích của nhiều người. Khi mùa đông bắt đầu tràn về, ấy cũng là thời điểm lạc vào giai đoạn đắt hàng. Bạn có thể tiêu thụ lạc bằng nhiều hình thức, có thể luộc, rang, trộn vào nhiều món ăn… Những hạt lạc rất ngon, hấp dẫn, nhai vui miệng đồng thời là món ăn nhẹ tuyệt vời. Chưa hết, công dụng của lạc còn thể hiện ở việc chữa bệnh mùa đông mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua.

Ngăn ngừa tăng cân

Ăn lạc có khả năng làm bạn no bụng ngay sau khi ăn với một lượng ít ỏi. so với các món ăn nhẹ có lượng calo cao khác. Điều này giúp bạn tránh nạp nhiều calo bởi vì sẽ không bị cám dỗ ăn các món ăn nhẹ khác có chứa chất béo và quá nhiều calo. Do đó, ăn lạc giúp bạn kiểm soát cân nặng trong mùa đông và ngăn không cho bạn tăng cân hiệu quả.

Cân bằng cholesterol trong cơ thể

Củ lạc chứa hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Đặc biệt, axit oleic trong hạt lạc giúp giảm mức LDL hay cholesterol xấu và tăng HDL hay cholesterol tốt trong máu. Do đó, mức cholesterol được cân bằng. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh động mạch vành và đột quỵ.

Ngăn chặn nguy cơ đột quỵ

Lạc là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Chất tryptophan trong hạt lạc cũng chống lại chứng trầm cảm , do đó ăn một vài hạt lạc mỗi ngày vào mùa đông có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đột quỵ hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Các cây họ đậu như lạc chứa hàm lượng cao một loại phytosterol gọi là beta-sitosterol (SIT). Những chất phytosterols có khả năng bảo vệ bạn chống lại ung thư bằng cách ức chế sự phát triển khối u. Một nghiên cứu được tiến hành tại Hoa Kỳ chứng minh rằng ăn đậu phộng ít nhất 2 lần trong một tuần giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già 27% ở nam giới và 58% ở nữ giới.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Trong củ lạc có chứa nhiều mangan – đây là khoáng chất có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất béo và carbohydrate, sự hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu đăng tải trên Health cho thấy, ăn lạc giúp giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tăng khả năng sinh sản

Củ lạc có chứa một lượng axit folic cao, giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ và ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ, hãy ăn nhiều lạc. Công dụng của lạc sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời thai nhi được nuôi dưỡng tốt hơn.

Tốt cho da

Thật là tuyệt khi biết rằng ăn vài hạt lạc nhỏ như vậy thực sự có lợi cho làn da của bạn. Axit monounsaturated và resveratrol trong củ lạc giúp bổ sung nước, dưỡng ẩm, giúp da ngậm thêm nước, từ đó da căng sáng và bóng hơn. Công dụng của lạc với làn da như vậy nên đừng vội bỏ qua vào mùa đông này nhé!

Điều trị ho và cảm lạnh

Củ lạc rất dồi dào vitamin C, là một lựa chọn tốt để điều trị cảm lạnh và ho. Do đó ăn lạc vào mùa đông sẽ giúp trị ho và cảm lạnh cực tốt.

Củ lạc – Thuốc quý trong Đông y chữa nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.

Nhân lạc có các chất đạm, béo, amino acid, lecithin, purine, canxi, phosphore, sắt. Chất lysine trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp tăng trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.

Mặc dù lạc rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người cơ thể nóng không nên lạm dụng. Những người già yếu, tiêu hóa kém nên ăn ít. Những người có bệnh về mật không nên ăn. Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn lạc. Đặc biệt, lạc mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng.

(Theo Tri thức trẻ)