36 phố phường Hà Nội Xưa (Phần 2)

Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure)

Phố Hàng Mắm là cửa ngõ từ các vạn chài từ sông Hồng đem các loại mắm vào qua cửa ô Ưu Nghĩa để vào phố Hàng Bạc và “36 phố phường”. Có lẽ vì đặc trưng của mắm là vị ngon những hương vị khó chịu nên nó dừng lại thành một phố chuyên bán loại đặc sản này.

Năm 1884, bác sĩ Hocquard mô tả: “Cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”; thì 50 năm sau, năm 1934 Bonifaci mô tả: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm cá khô".

Phố Hàng Mắm 

 Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm nhưng thực ra là đoạn phố cuối hàng Bạc

Cửa hàng mắm xen lẫn cửa hàng bán vại sành, tiêu sành, bia đá, đá kè chân cột, đá mài, đá bọt... Cửa hàng nào đằng trước cũng treo một lồng chim họa mi”.

Đến nay, người bán mắm chuyển hết vào chợ Hàng Bè, tên phố vẫn còn nhưng vẫn giữ những mặt hàng chế tác từ đá mà chủ yếu là bia mộ, tiểu sành như Bonifaci miêu tả cách đây đã hơn bảy thập kỷ.

Phố Hàng Đồng (Rue du Cuivre)

 Xưa kia có phố Hàng Chén (Rue des Tasses), về sau bị ngắt ra làm 2, đất thôn Đông Thành (cũ) thành Hàng Bát Sứ; đất thôn Yên Phú (cũ) thành phố Hàng Đồng. Tên gọi như thế có thể vì dân gốc làng Cầu Nôm kéo ra đây làm nghề bán đồ đồng.

Phố Hàng Đồng (Rue Du Cuivre) 

Cửa hàng đồng nát trên phố 

Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng của những gia đình khá giả.

Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.

Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.

Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.

Phố Hàng Nón (Rue des Chepeaux)

 Hàng Nón xưa không dài như bây giờ, chỉ là đoạn giữa Hàng Thiếc và Hàng Điếu chuyên bán các thức đội truyền thống, khung bằng cật tre lợp những loại lá đã được phơi khô gọi chung là nón và nếu nhìn kỹ trong ảnh còn thấy bán cả áo tơi.

Có nhiều loại nón: đàn ông có nón dứa, nón lông, có cái còn gắn chóp bạc, sư sãi có nón tu lờ... Còn với giới nữ thì chiếc nón còn là một thứ trang phục tạo nên nét duyên dáng rất đặc trưng cho giới tính.

Phố Hàng Nón (Rue des Chepeaux) 

 Tuy nhiên, cùng với thời gian và những đổi thay của lối sống đô thị, đàn ông dần ít sử dụng để được thay bằng chiếc ô lục soạn hoặc chấp nhận Âu phục với các loại mũ trên đầu. Tên phố Tây gọi là “Rue des Chapeaux” cho dù tại đây không thấy sản xuất hay bán các thức đội tân thời.

Ở chốn thị thành, chiếc nón quai thao rất đặc trưng cũng mất dần. Chỉ còn chiếc nón hình chóp còn dùng vì công dụng khó thay thế của nó khi phải đi lại ngoài trời.

Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers)

Một con phố không dài, kiến trúc cổ điển, dân ta gọi là Hàng Thiếc để nói đến một loại vật liệu bằng kim loại thời đó là mới mẻ. Thiếc dùng để đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương... những chủ yếu là dùng để hàn ghép các đồ làm bằng kim loại khác. Vì thế Tây gọi phố này là “phố làm hàng sắt Tây” (Rue des Freblamtiers) ...

 Phố Hàng Thiếc với rất nhiều vật dụng được bày bán

Sản phẩm và đồ chơi trẻ em 

Ở đây người ta sử dụng nhiều phế liệu chủ yếu là các loại thùng đựng dầu hoả để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước... Đặc biệt là những đồ chơi trẻ em trong ngày Tết Trung thu hấp dẫn thế hệ trẻ xưa bởi những thiết kế khéo léo làm cho đồ chơi cử động, ví như con thỏ đánh trống, con bướm vỗ cánh, tàu thuỷ chạy bấc dầu hỏa...

Ban đầu dân ở đây đa phần là từ Hoài Đức (Hà Đông) ra lập nghiệp, về sau nó càng phát triển nên có thêm nhiều nghề khác và sản phẩm ngày càng đa dạng theo nhu cầu của đời sống luôn thay đổi.

Nhà sử học Dương Trung Quốc